Giải đáp thắc mắc về việc nhai/súc dầu dừa

Mình đã chia sẻ với các bạn về lợi ích của việc nhai/súc dầu dừa và cách thực hiện như thế nào cho đúng để mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn ngại ngùng với cách vệ sinh răng miệng và tăng cường sức khỏe này. 

Thật ra điều này cũng khá dễ hiểu thôi, vì đây là một hình thức chăm sóc sức khỏe khá mới mẻ và lạ lẫm với nhiều người khác nữa. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề nhai/súc dầu dừa, và đã được Tiến sĩ Bác sĩ Bruce Fife (Mỹ) giải đáp. Mời các bạn tham khảo nhé!

Tiến sĩ Bác sĩ Bruce Fife (Mỹ)
Tiến sĩ Bác sĩ Bruce Fife (Mỹ)

Giải đáp thắc mắc về việc nhai/súc dầu dừa

1- Tôi có phải đợi ít nhất một tiếng sau khi uống nước rồi mới nhai/súc dầu không? 
Có vài nguồn tin cho rằng bạn không thể uống các loại nước một tiếng trước khi nhai/súc dầu. Điều này hoàn toàn sai. Vì cơ thể bạn có thể bị thiếu nước nên không đủ nước bọt cho việc nhai/súc dầu. Thường thì bạn thấy khát nước khi thức dậy buổi sáng, bạn cần uống để đủ nước trước khi nhai/súc dầu.

2- Tôi có cần phải đợi 4 tiếng sau khi ăn rồi mới nhai/súc dầu không? 
Bạn có thể nhai/súc dầu bất cứ lúc nào. Tôi đề nghị chờ thức ăn được tiêu hoá xong mới nhai/súc dầu, vì súc dầu có thể kéo ra nhiều đờm gây nôn mửa. Người mới súc dầu mà vẫn còn thấy khó chịu với việc có dầu trong miệng thì tốt hơn cả là đợi ít nhất một hay hai tiếng sau khi ăn. Nhưng người súc dầu có kinh nghiệm thì việc chờ đợi này không cần thiết.

3- Tôi có phải dùng dầu mè hay dầu hướng dương để nhai/súc không? 


Dầu hướng dương
Dầu hướng dương
Không. Hai loại dầu này thường được đề nghị trên Internet nhưng chúng cũng không tốt hơn các loại dầu khác và cũng không có nhiều lợi ích cho sức khỏe như dầu dừa, mà tôi đề nghị.

4- Nhai/súc dầu dừa có lấy chất độc ra khỏi máu qua các mạch máu ở miệng không? 
Đây là câu giải thích phổ biến về vấn đề tại sao nhai/súc dầu dừa có thể tẩy độc cơ thể, nhưng lại vô lý. Để lấy chất độc ra khỏi cơ thể, thì chất độc phải tiếp xúc với dầu. Điều này có nghĩa là dầu phải ngấm qua các màng nhày và vào trong máu, hút chất độc và phải lập tức quay trở lại qua màng nhày để trở vào miệng trước khi bị máu mang đi. Ngay cả khi dầu có thể đi vào đi ra dòng máu nhanh chóng, làm thế nào để biết chất nào độc để lấy đi và chất nào vô hại để giữ lại? Không thể nào được. Cách mà dầu tẩy độc chính là việc dầu hút vi khuẩn và vi sinh vật trong miệng, chứ không phải trong máu.

5- Tôi có phải dùng đúng một muỗng canh dầu không? 
Không. Dùng liều lượng nào bạn cảm thấy thích hợp. Một muỗng canh thì nhiều quá cho nhiều người. Vì khi bạn súc miệng, nước bọt tiết ra thêm làm đầy miệng, do đó bạn không nên dùng quá nhiều dầu.

6- Có người cho rằng hiệu quả chữa lành của súc dầu là do Acid béo của dầu. Những người thiếu loại acid béo này sẽ hấp thu chúng vào máu qua miệng.
Bạn sẽ không hấp thu bất cứ một số lượng Acid béo nào bằng cách cho dầu vào miệng một số phút rồi nhổ ra. Số dầu mà bạn bỏ vào miệng cũng là số dầu bạn nhổ ra. Ngoài ra, Acid béo trong dầu mè hay dầu hướng dương là Linoleic Acid (omega 6). Chất acid béo này có trong hầu hết các thực phẩm như thịt, trứng, sữa, rau, ngũ cốc và tất cả các thức ăn chế biến. Một bữa ăn thông thường chứa nhiều Linoleic Acid hơn một muỗng canh dầu mè hay dầu hướng dương. Vì vậy một lượng nhỏ dầu dùng cho súc miệng chắc chắn không có hiệu quả này.

7- Tôi có phải dùng dầu hữu cơ hay dầu ép lạnh cho súc dầu không? 
Việc tin rằng dầu ít tinh luyện tốt hơn dầu tinh luyện đã dẫn đến việc nhiều trang web đề nghị dầu hữu cơ hay ép lạnh là loại dầu duy nhất nên dùng. Dầu hữu cơ hay ép lạnh không làm hiệu quả tốt hơn dầu tinh luyện.

Dầu dừa nguyên chất Life Coco
Bạn có thể sử dụng dầu dừa tinh khiết hoặc tinh luyện để nhai/súc dầu
Bác sĩ Karach trong nguyên bản đã đề nghị dầu tinh luyện. Vài trang web khi trích dẫn văn bản của ông đã đổi chữ “tinh luyện” thành “ép lạnh” hoặc “ không tinh luyện”. Bạn không thể lấy những lời trích dẫn của bác sĩ Karach trên Internet như giá trị sát thực của nó vì những chữ của ông đã được thay thế trên vài websites. Ngoài ra, có những người không biết đã sao chép những đoạn thay thế này và đăng chúng trong trang web của họ.

8- Tôi có phải đợi cho tới lúc dầu đổi thành màu trắng mới nhổ ra không? 
Màu trắng được thành lập khi hàng ngàn bong bóng li ti làm việc trong hỗn hợp dầu và nước bọt. Dầu chỉ đổi thành màu trắng khi bạn dùng loại dầu không màu hoặc có màu nhạt. Nếu bạn dùng màu vàng đậm như dầu bắp, hay màu xanh lá cây đậm như dầu ô-liu, thì cuối cùng bạn chỉ nhả ra dầu màu vàng hoặc xanh thôi. Cho dù bạn có cố gắng súc miệng kỹ và lâu cỡ nào, dầu trong miệng cũng không đổi thành màu trắng.

9- Tôi có cần nhai/súc dầu đủ 20 phút không? 
Câu này giống như bạn hỏi “Khi đánh răng tôi có cần chải hết mọi cái không?” Nếu bạn đánh răng chỉ trong một phút, thì bạn có làm răng sạch được không? Không sạch lắm. Điều này cũng đúng với nhai/súc dầu. Bạn cần một khoảng thời gian tương xứng, chừng 15-20 phút. Tuy nhiên nếu bạn đang vội, và chỉ có thể làm trong 5 hay 10 phút, việc này vẫn tốt hơn là không làm gì cả.

10- Tôi có phải tập trung vào việc nhai/súc dầu khi thực hành liệu pháp này không?
Không cần thiết phải tập trung. Bạn có thể làm khác trong khi nhai/súc dầu. Như vậy thời gian qua đi sẽ thấy nhanh hơn, được nhiều việc hơn, và việc súc dầu thấy thú vị hơn. Trong khi súc dầu bạn có thể tắm, chuẩn bị bữa ăn sáng, đi bộ, đọc báo hay làm việc trên máy tính.

Để có bữa ăn ngon cho gia đình
Bạn có thể kết hợp việc súc dầu và nấu bữa ăn cho gia đình
Bạn sẽ thích thú với việc nhai/súc dầu hơn nếu bạn hoàn thành một việc hữu dụng khác cùng một lúc. Rồi dần dần sẽ thành thói quen, súc dầu trở thành một phần trong hoạt động hàng ngày của bạn, chứ không phải là một gánh nặng khó thể làm.

11- Nhai/súc dầu có thể chữa lành mọi bệnh không? 
Nhai/súc dầu không phải là một cách chữa bệnh. Nó chỉ là một phương tiện để loại trừ mầm gây bệnh ra khỏi miệng, làm giảm bớt gánh nặng cho hệ miễn dịch. Nhờ đó hệ miễn dịch được tự do thi hành chức vụ của nó, giúp tăng cường sức khỏe và đẩy lui bệnh tật.

Tiến trình này có thể chữa nhiều bệnh, nhưng không phải là tất cả. Thật là không thực tế khi cho rằng nhai/súc dầu có thể chữa lành mọi bệnh. Khi một bệnh không được khỏi qua nhai/súc dầu, bạn đừng chán nản, vì nguyên nhân gây bệnh đó có thể hoàn toàn không liên hệ gì đến sức khỏe của miệng hay hệ miễn dịch.

12- Tôi chỉ ngậm dầu trong miệng thì có đạt được cùng kết quả như nhai/súc dầu không? 
Không. Điều này giống như bạn ngồi trong xe hơi tắt máy. Bạn ở trong xe nhưng không đi đâu được cả. Bạn cần nổ máy xe và cho xe chạy thì mới đi tới mục tiêu được. Cũng vậy, bạn phải làm lưu chuyển dầu trong miệng, sục sục, đẩy tới đẩy lui kéo dầu qua các kẽ răng để lôi vi khuẩn ra khỏi kẽ răng và lợi.

13- Mỗi lần bắt dầu nhai/súc dầu thì tôi nôn mửa, tôi phải làm gì?
Đây là một câu hỏi khá thông thường cho những người mới bắt đầu nhai/súc dầu mà không thích mùi dầu hoặc cảm giác có dầu trong miệng. Tới một lúc nào đó bạn sẽ quen với việc ngậm dầu trong miệng và cảm giác khó chịu không còn nữa.

Thời gian đầu súc dầu, khi bạn bắt đầu muốn nôn mửa, hãy nhổ dầu ra, rồi khạc hết đờm khỏi cổ họng, uống chút nước, và bắt đầu súc dầu lại. Bạn cũng có thể làm cho dầu có vị dễ chịu bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu quế hay tinh dầu bạc hà.

14- Có loại thuốc tây nào không nên dùng hoặc thuốc có phản ứng với nhai/súc dầu không? 
Súc dầu hoàn toàn vô hại và không tác động tới bất cứ loại thuốc nào.

15- Vì nhai/súc dầu tẩy độc cơ thể, vậy nó có an toàn cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú thực hành không?


Súc dầu thực sự giúp cho thai nhi phát triển và sữa mẹ sẽ tốt hơn
Súc dầu thực sự giúp cho thai nhi phát triển và sữa mẹ sẽ tốt hơn
Súc dầu giảm bớt gánh nặng cho cơ thể bằng cách loại trừ vô số vi khuẩn, vi-rút, vi sinh vật trong miệng, việc này giúp cho hệ miễn dịch trở nên hữu hiệu hơn, nên nhai/súc dầu thực sự giúp cho thai nhi phát triển và sữa mẹ sẽ tốt hơn.

16- Tại sao tôi không thấy những tiến triển về sức khỏe của tôi như những người khác đã tường thuật? 
Lý do chính yếu nhất bạn không thấy sự tiến triển là vì bạn không theo đúng quy trình. Ví dụ:
Bạn tiếp tục ăn thức ăn vặt vãnh thiếu chất dinh dưỡng. 
Súc dầu chỉ 5 phút hoặc ít hơn. 
Không súc dầu hàng ngày. 
Không uống đủ nước, và làm những việc có hại cho sức khỏe.
"Bạn không thể trông đợi sự tiến triển tốt đẹp nếu bạn cứ tiếp tục làm những việc hủy hoại sức khỏe. Ngay cả nếu bạn làm mọi việc đúng cách, bạn vẫn cần thời gian để đi đến kết quả. Đừng trông đợi phép lạ xảy ra cấp kỳ. Kết quả có thể cần đến nhiều tháng hay ngay cả nhiều năm tùy thuộc vào những trường hợp cá biệt của bạn nữa. Những bệnh có nguyên nhân không liên hệ đến sức khỏe của miệng hay chức năng của hệ miễn dịch có thể không hoàn toàn đáp ứng với liệu pháp nhai/súc dầu, vì súc dầu có thể không chữa những bệnh riêng biệt đó. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, nhai/súc dầu vẫn hữu dụng. Ít nhất nhai/súc dầu dừa sẽ tặng cho bạn sức khỏe răng miệng tốt và có thể phòng ngừa những bệnh có thể xảy ra trong tương lai! - Dr. Bruce Fife"

Tận hưởng cuộc sống vui khỏe cùng dầu dừa

Trên đây là 16 câu hỏi thường gặp và sự giải đáp của Dr. Bruce Fife liên quan đến vấn đề nhai/súc dầu dừa mà mình sưu tầm được. Hi vọng các bạn sớm tìm được lời giải đáp cho mình cũng như hứng thú và an tâm hơn khi sử dụng dầu dừa nhé!

Chúc các bạn vui khỏe!

(Theo Dr. Bruce Fife - Mỹ)
Edit
Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy ấn nút Like hoặc +1 bên cạnh bạn nhé!Blow Kiss
Copyright © Dầu Dừa Nguyên Chất All Right Reserved